Bộ sưu tập số tại huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc Lâm đồng. Hướng dẫn cách trồng chè, giầm canh chè
Bộ sưu tập số Greenstone
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
Khai mạc ngày hội Internet tại huyện Đam Rông
Xuất bản: 08:23, Thứ Năm, 09/01/2014 [GMT+7]
(Lamdongtv.vn)
- Ngày 7.1, Ban quản lý dự án quỹ Bill and Melinda Gates phối hợp với
Phòng văn hóa thông tin huyện Đam Rông tổ chức ngày hội Internet cho hội
viên phụ nữ và học sinh bậc Trung học cơ sở trên địa bàn toàn huyện.
Tham gia ngày hội Internet, hội viên phụ nữ và các em học sinh bậc
Trung học cơ sở được hướng dẫn cách sử dụng máy tính và Internet, tìm
kiếm thông tin hữu ích trên mạng Internet để nâng cao chất lượng cuộc
sống; tham gia các trò chơi hấp dẫn do Ban quản lý dự án tổ chức. Đến
nay, từ nguồn quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ, huyện Đam Rông đã lắp
đặt miễn phí 34 máy vi tính tại thư viện huyện và bưa điện văn hóa các
xã nhằm góp phần giúp người dân tại huyện Đam Rông tra cứu thông tin
phục vụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp, kinh tế, lao động và việc làm;
tra cứu thông tin về y tế, sức khỏe.../.
Văn Tâm
Đài TT – Th Đam Rông
http://www.lamdongtv.vn/thoi-su/201401/khai-mac-ngay-hoi-internet-tai-huyen-dam-rong-438705
Ngày hội internet Lâm Đồng
Xuất bản: 11:03, Thứ Hai, 25/11/2013 [GMT+7]
(lamdongtv.vn) - Nằm trong chuỗi hoạt động của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam, sáng ngày 23.11 tại thư viện tỉnh Lâm Đồng, Bộ thông tin Truyền thông phối hợp với Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Lâm đồng tổ chức ngày hội in internet Lâm Đồng với sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn Tp Đà lạt.
Sau lễ cắt băng khai mạc ngày hội internet đã diễn ra một số hoạt động vui chơi như trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến máy vi tính, các phần mềm ứng dụng và cách thức truy cập internet… Ngày hội internet Lâm Đồng là dịp để mọi người dân trong toàn tỉnh tìm hiểu và tiếp cận với dự án cũng là hoạt động truyền thông vận động để đưa các điểm truy cập inter nét công cộng trở thành những trung tâm văn hóa, học tập và thông tin cộng đồng, là địa chỉ hấp dẫn để người dân đến và hỗ trợ sử dụng máy tính, nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các điểm truy cập.
Nam do quỹ Bill & Melinda Gates tại trợ không hoàn lại đã được triển khai tại một số tỉnh thành trong cả nước trong đó có Lâm Đồng góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp thông tin qua máy tính và internet cho các thư viện công cộng và điểm bưu điện văn hóa xã giúp người dân sống ở vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin và được hưởng lợi ích từ công nghệ thông tin mang lại./.
Lô Than
Để nông dân mặn mà hơn với cây mía
Đăng bởi Tin tức nông nghiệp vào lúc Thứ Tư, ngày 08 tháng 1 năm 2014 | 12:08
VINAGRI News - Thời điểm này, nông dân ở các vùng nguyên liệu mía trong tỉnh Đăk Lăk đang bước vào thu hoạch niên vụ 2013-2014. Trước tình hình kinh doanh mía đường ngày càng khó khăn, giá cả xuống thấp, doanh nghiệp đã có những chính sách phù hợp, bảo đảm thu nhập ổn định để nông dân yên tâm gắn bó hơn với cây mía.
Vùng mía nguyên liệu huyện Ea Kar tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cây mía ngày càng “ngọt” hơn
Trước đây, để “gom” đủ tiền đầu tư trồng 5 ha mía, gia đình anh Huỳnh Anh Dũng ở thôn Đoàn Kết 1, xã Ea Týh (huyện Ea Kar) phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Thế nhưng do giá cả đầu ra của cây mía rất bấp bênh, năm cao, năm thấp cộng thêm những yếu tố bất lợi của thời tiết khiến vợ chồng anh rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Từ khi ký hợp đồng trồng mía nguyên liệu với Công ty Cổ phần Mía đường 333 (năm 2008 đến nay), gia đình anh được Công ty đầu tư 20 triệu đồng/ha để trồng, chăm sóc mía. Anh Dũng cho biết, niên vụ 2013-2014 này, tình hình thời tiết thuận lợi, nắng đều, chất lượng mía tốt, 5 ha sẽ cho thu hoạch khoảng 450 tấn. Tuy giá thu mua mía nguyên liệu trên thị trường thấp nhưng để nông dân gắn bó với cây mía, phía Công ty đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 870.000 đồng/tấn mía đạt 10 trữ lượng đường, trừ chi phí đầu tư, công thu hoạch cũng có lãi khoảng 250 triệu đồng/năm. Điều đáng nói, cây mía không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh mà còn tạo việc làm cho 20-30 lao động thời vụ địa phương.
Thu mua mía nguyên liệu ngay tại đồng ruộng.
Cùng thời điểm này, nông dân xã Ea Sar (huyện Ea Kar) cũng đang bước vào vụ thu hoạch mía. Theo ông Văn Đình Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã, phần lớn diện tích đất đai của xã khá phù hợp với việc trồng cây sắn, mía. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư trồng mía cao, khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha nên trước đây, các hộ đã tập trung phát triển cây sắn. Sau một thời gian, giá cả và đầu ra của cây sắn bấp bênh, trong khi đó, nếu trồng mía, nông dân được Công ty đầu tư vốn, bao tiêu sản phẩm nên bà con đã mặn mà hơn với cây mía, phát triển diện tích lên 942 ha, nhờ vậy nhiều hộ đã thoát nghèo. Đơn cử như gia đình anh Lê Xuân Vỹ ở thôn 5 sau nhiều năm chuyên canh cây sắn đã quyết định chuyển sang trồng mía. Được Công ty cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá có lợi nhất nên 5 năm nay, gia đình anh rất yên tâm phát triển cây mía và có nguồn thu nhập ổn định.
Đồng hành cùng người trồng mía
Mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh mía đường đang gặp nhiều khó khăn nhưng để thúc đẩy ngành mía đường phát triển, tận dụng, phát huy lợi thế đất đai, góp phần cải thiện đời sống của người dân, những năm qua, Công ty Cổ phần Mía đường 333 đã có nhiều biện pháp thay đổi trong sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển vùng nguyên liệu, cải tiến hợp lý hóa dây chuyền sản xuất... Năm 2013, Công ty đã đầu tư hơn 14 tỷ đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị nhằm nâng công suất hoạt động của Nhà máy Đường lên 2.500 tấn mía/ngày; cải tạo đường giao thông, công trình thủy lợi, tạo thuận lợi cho sản xuất, thu hoạch. Đồng thời, cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết trồng mía nguyên liệu với nông dân. Nhằm loại bỏ và thay thế dần các giống mía cũ có năng suất, chất lượng kém, Công ty đã tuyển chọn những giống mía có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất mía của nhiều hộ đạt cao, từ 80 - 90 tấn/ha.
Mía nguyên liệu tập kết tại Nhà máy Đường 333.
Ông Phan Xuân Thủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường 333 cho biết, toàn tỉnh hiện có 4.000 hộ trồng mía với diện tích 7.915 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ea Kar và M’Drak, trong đó có 6.900 ha đã được Công ty đầu tư với tổng kinh phí 130 tỷ đồng (trung bình mỗi ha trồng mới được đầu tư 20 triệu đồng). Trước mỗi vụ mía, Công ty đều tổ chức họp thông báo các cơ chế chính sách đầu tư, thu mua mía và xây dựng kế hoạch thu mua, vận chuyển nguyên liệu của từng vùng. Những vướng mắc, khó khăn trong công tác thu mua, thanh toán cho người trồng mía được giải quyết kịp thời. Những diện tích mía không nằm trong diện đầu tư của Công ty cũng được thu mua hết bằng với giá mía ở những vùng có đầu tư. Năm nay, do giá đường giảm, giá thu mua mía nguyên liệu thấp, nếu mua theo giá thị trường chỉ khoảng 684.000 đồng/tấn, nhưng để bảo đảm quyền lợi cho nông dân, Công ty đã quyết định nâng giá lên 870.000 đồng/tấn. Nhờ sự “đồng hành” của Công ty, nhiều người trồng mía đã xây dựng được nhà cửa khang trang, kiên cố và có cuộc sống ổn định hơn.
Tuy nhiên, cũng theo ông Phan Xuân Thủy, về lâu dài, nếu Công ty vẫn phải tiếp tục bù giá cho nông dân thì việc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi giá đường xuống thấp, cung vượt cầu lại thêm đường nhập lậu, đường tạm nhập tái xuất và cả tình trạng tranh mua nguyên liệu của các nhà máy ngoài tỉnh. Để doanh nghiệp và nông dân trồng mía cùng có lợi, thời gian tới, Công ty sẽ tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng mía nhằm tăng lợi nhuận trên mỗi ha; đồng thời mong muốn các ngành hữu quan có những cơ chế, chính sách phù hợp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thúc đẩy ngành mía đường phát triển.
Nguyễn Xuân/ Báo Đăk Lăk
Nuôi ếch - tốn ít công mà lời cao
Đăng bởi Tin tức nông nghiệp vào lúc Thứ Tư, ngày 08 tháng 1 năm 2014 | 09:19
VINAGRI News - Theo thống kê, tỉnh Tiền Giang hiện có gần 200 hộ sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt, tập trung chủ yếu ở TP.Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè.
Hàng năm, các hộ nuôi ếch cung cấp khoảng 180 tấn ếch thịt và trên 1 triệu con ếch giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Văn Hương ở xã Mỹ Tân (huyện Cái Bè) cho biết, gia đình ông nuôi ếch thịt từ 4 năm trước. Sau một thời gian vừa mày mò nghiên cứu, vừa học hỏi kinh nghiệm từ các hộ đi trước, ông đã mạnh dạn mở trại sản xuất ếch giống nhằm tăng thu nhập. Hiện ông Hương đã có 21 bể lót bạt với 1.000 con ếch bố mẹ, 5.500 ếch thịt và hậu bị.
Trung bình mỗi năm, trại ếch của ông xuất bán khoảng 700.000 con ếch giống, giá từ 500 - 1.500 đồng/con tùy thời điểm. Ngoài ra, ông Hương còn cung cấp ếch bố mẹ cho các trại ếch giống trong và ngoài tỉnh với giá từ 120.000 – 150.000 đồng/con (ếch sau 2 tháng nuôi sinh sản) và 250.000 – 300.000 đồng/con (ếch bắt về hôm sau đẻ). Sau khi trừ chi phí, gia đình ông Hương thu lãi trên 500 triệu đồng/năm.
Nuôi ếch, ông Phan Văn Có cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Sở dĩ mô hình nuôi ếch hấp dẫn bà con là vì kỹ thuật nuôi không quá khó, không tốn nhiều công sức, có thể tận dụng tối đa diện tích đất nhàn rỗi. Ví dụ như ông Trần Văn Điều (xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè) đã đào ao nuôi ếch trên mảnh ruộng không cấy được lúa hè thu muộn. Hiện nay, ông Điền có 2 ao nuôi ếch với tổng diện tích mặt nước 1.000m2.
Đặc biệt là để tận dụng tốt nguồn thức ăn thừa trong nuôi ếch, ông Điền đã nuôi kết hợp 12.000 con cá tra (thả bên ngoài vèo nuôi ếch). Bình quân sau 5 tháng từ khi thả ếch giống, cá tra đạt trọng lượng 0,5 kg/con, sau 4 lứa ếch thịt sẽ thu hoạch 1 lứa cá tra. Ông Điền rất tâm đắc với mô hình này, vì ngoài nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng từ ếch, ông còn có nguồn thu đáng kể từ cá tra vì chỉ tốn tiền giống chứ không mất tiền mua thức ăn cho cá.
Tương tự, ông Phạm Thành Quang ở xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè) cũng có 2 vèo thả 4.500 con ếch thịt kết hợp nuôi 2.000 con cá trê trong ao 1.000m2. Hiện ông Quang chuẩn bị xuất bán 600kg ếch thịt với giá 31.500 đồng/kg, chưa kể gần 1 tấn cá trê sắp cho thu hoạch, giá thu mua đang ở mức 25.000 đồng/kg.
Theo kinh nghiệm của các hộ nhiều năm trong nghề, nuôi ếch không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt hay những mảnh đất trống để đặt vèo hoặc lót bạt. Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá biển, ốc bươu vàng xay nhuyễn, thức ăn công nghiệp. Ếch cũng là loại thực phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng do thịt thơm ngon, giá cả phải chăng nên đầu ra khá dồi
http://www.tintucnongnghiep.com/2014/01/nuoi-ech-ton-it-cong-ma-loi-cao.html
http://www.tintucnongnghiep.com/2014/01/nuoi-ech-ton-it-cong-ma-loi-cao.html
Nông nghiệp công nghệ cao
Đăng bởi Tin tức nông nghiệp vào lúc Thứ Tư, ngày 08 tháng 1 năm 2014 | 11:12
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 06/2013 mục tiêu là nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn. Nông nghiệp công nghệ cao là một trong những giải pháp, song làm thế nào để nông nghiệp công nghê cao ứng dụng có hiệu quả vào chuỗi sản xuất nhằm gia tăng giá trị hàng hóa nông sản là vấn đề cần giải quyết.
Xem video được thực hiện bởi Đài PTTH Vĩnh Long:
http://www.tintucnongnghiep.com/2014/01/nong-nghiep-cong-nghe-cao-video.html
http://www.tintucnongnghiep.com/2014/01/nong-nghiep-cong-nghe-cao-video.html
Đẩy mạnh phòng bệnh đốm trắng trên cây thanh long
Đăng bởi Tin tức nông nghiệp vào lúc Thứ Năm, ngày 11 tháng 7 năm 2013 | 14:48
VINAGRI News - Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh Bình Thuận là 144 ha.
Ảnh minh hoạ
Viện Bảo vệ thực vật đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long là nấm. Thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai làm nhiều thí nghiệm, để xác định loại thuốc BVTV phòng trừ nhưng chưa có kết quả. Hiện nay Chi cục BVTV đã có văn bản đề nghị 8 công ty sản xuất thuốc BVTV, hợp tác với Chi cục để làm khảo nghiệm phòng trừ bệnh đốm trắng. Ngoài ra Hội đồng Khoa học kỹ thuật tỉnh đã “đặt hàng” Khoa Bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông lâm (TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu bệnh này trong 2 năm (2013 - 2014) với kinh phí 630 triệu đồng, để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng trên cây thanh long.
Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đốm trắng, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tập trung hướng dẫn và tập huấn cho người trồng thanh long các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tăng cường vệ sinh vườn trồng, thoát nước vườn cây để giảm độ ẩm nhằm phòng ngừa và hạn chế bệnh đốm trắng lây lan trên cây thanh long.
Phan Văn/ Báo Bình Thuận
http://www.tintucnongnghiep.com/2013/07/ay-manh-phong-benh-om-trang-tren-cay.html
http://www.tintucnongnghiep.com/2013/07/ay-manh-phong-benh-om-trang-tren-cay.html
Sức mạnh liên minh nông trường của nông nghiệp Nhật Bản
Đăng bởi Tin tức nông nghiệp vào lúc Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2013 | 08:17
VINAGRI News - Chỉ với diện tích 10ha, nhưng doanh thu của Nông trường Hope Land (Hokkaido – Nhật Bản) lên đến 46 tỷ đồng/năm. Ở Nhật Bản có hàng nghìn và riêng tỉnh Hokkaido có đến hàng trăm nông trường như thế. Và họ đã tạo lập những “Liên minh nông trường”...
Lấy chất lượng xây dựng thương hiệu
Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, hầu hết các nông trường, nông trại ở Nhật Bản đều có diện tích vừa và nhỏ (từ 10 – 30ha), nhỏ hơn nhiều so với các nông trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là doanh thu và lợi nhuận của nông trường đem lại rất “khủng”. Ông Seno Hidemi – chủ nhân của Nông trường Hope Land kể, từ những năm 1980, ông đã nhận ra rằng, Nhật Bản muốn mô hình nông trường, nông trại phát triển, nhất thiết phải hướng tới kinh doanh phù hợp. Trong đó sẽ nhắm vào những sản phẩm là thế mạnh của vùng, từng bước tạo ra những nông sản có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Du khách trải nghiệm với nông trang hoa Lavender East (Hokkaido).
Với lợi thế nằm ở lưu vực sông Takachi, ông Seno đã từng bước cải tạo vùng đất ven sông thành một nông trường trù phú. Năm 1998, mô hình trồng dâu tây của ông đã được cả nước Nhật biết đến và giờ đây nó trở thành điểm tham quan của khách du lịch. Bên cạnh đó là các loại rau như cải bắp, súp lơ, cải tím… và các loại hoa quả như dưa hấu xanh, cà chua, bí đỏ… cũng được ông áp dụng trồng theo công nghệ sạch, nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Theo Seno, việc trồng luân canh một loại rau màu, hoa quả trên một diện tích là nguyên nhân chính dẫn đến sâu bệnh, dịch hại và năng suất, chất lượng thấp. Tuy nhiên, để tìm ra giải pháp không hề đơn giản. “Năm 2006, trong một lần tham quan trang trại nuôi lợn thả ở Anh, trong khi đó ở Nhật Bản giá khoai tây đang giảm mạnh, dư thừa, hơn nữa nhiều diện tích phải bỏ không cho đất nghỉ, tôi đã mạnh dạn thả lợn vào khu đất nghỉ đó. Không ngờ chất đất được cải tạo nhanh chóng nhờ phân và việc đào ủi của lợn, cũng do thả rông nên thịt lợn chắc, thơm ngon và thương hiệu “thịt lợn Ezo” bắt đầu nổi tiếng từ đó” – ông Seno cho hay.
Nông trang Lavender East, Tomita và Kamifurano ở Furano (Hokkaido) lại chủ yếu trồng và kinh doanh hoa, theo hình thức du lịch trải nghiệm, hoặc dịch vụ chụp ảnh… Ở đây, mùa nào hoa đấy, có các loại hoa đã tạo thành thương hiệu của Hokkaido như oải hương tím, hướng dương, salvias, cosmos… với những cánh đồng, sườn đồi như những tấm thảm hoa trải ngút tầm mắt, đẹp đến ngỡ ngàng. Dù là nông trường sản xuất nông sản, chăn nuôi hay nông trang hoa, thì những người chủ đều có chung mục đích là “lấy chất lượng để xây dựng thương hiệu và biến thương hiệu thành… tiền”.
Vươn tầm quốc tế
Không chỉ mỗi nông trường, nông trang tìm cho mình một thế mạnh, một lối đi riêng, gần đây họ còn liên kết lại với nhau tạo thành các “Phân hội kinh doanh nông nghiệp trên toàn quốc”, tận dụng “sức mạnh tập thể” và ông Seno là một trong người đi đầu.
Hỏi về thu nhập của nông trường, ông Seno thật thà cho biết, nông trường của ông có tất cả 14 công nhân viên chức và khoảng 30 công nhân thời vụ, với doanh thu trung bình từ 200 – 230 triệu yên/năm (tương đương 42 – 46 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 20 – 25 tỷ đồng).
Ông Seno kể, gần chục năm trước ở xã Makubetsu chỉ có duy nhất nông trường của ông, nếu đứng độc lập sẽ rất khó cạnh tranh, dù ông có thế mạnh là thịt lợn Ezo và một số nông sản chất lượng cao cũng khó đảm bảo được thu nhập. Hơn nữa từ khi Nhật Bản gia nhập WTO, những nông sản ở nước này bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập khẩu. “Tôi và 3 nông trường khác ở Totachi đã liên kết thành lập nên nhà hàng Minoriya nổi tiếng tại thành phố Obihiro, với mong muốn giao lưu với khách hàng nhiều hơn nữa. Tại nhà hàng này, chúng tôi cung cấp cho khách hàng 100% nông sản tươi, sạch và các sản phẩm khác như sữa, bít tết…” – ông Seno tự hào cho hay.
Theo ông Seno, nông trường của ông đã từng nhận hàng nghìn lượt sinh viên, du học sinh ở trong và ngoài nước đến học tập. 4 năm trước tình cờ trong đợt tập huấn của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho các du học sinh Việt Nam, ông đã có dịp tìm hiểu về nền nông nghiệp Việt Nam, sau đó đã sang Việt Nam và tiến hành trồng dâu tây và cà chua ở Đà Lạt. Ông Seno bày tỏ: “Tôi đang thử nghiệm trồng thêm xà lách xanh xoăn ở Đà Lạt. Qua giao lưu với nông nghiệp Việt Nam, tôi đã tích lũy được thêm rất nhiều kinh nghiệm hữu ích và mở rộng danh mục cây trồng như: Súp lơ xanh, măng tây, ngô ngọt…”.
Ông Sanbu Eiji – Trưởng phòng Quản lý nông nghiệp TP. Sapporo cho biết thêm, hiện Nhật Bản đang hướng đến “Du lịch xanh và trải nghiệm nông nghiệp”. Để làm được điều này, người dân phải chú trọng đến “nông nghiệp tự cường mạnh”. Có nghĩa không phụ thuộc nhiều vào tiền trợ cấp của Nhà nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)